Cách đóng gói: Hộp 100 ống x 2ml
Thuốc cần kê toa: Có
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Pipolphen có chứa thành phần chính bao gồm: Promethazine có hàm lượng 50mg.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pipolphen
2.1 Tác dụng của thuốc Pipolphen 50mg
Thành phần chính tạo nên tác dụng của thuốc Pipolphen là Promethazine: hoạt chất này đối kháng histamin bằng cách cạnh tranh đối với thụ thể histamin H1 (thụ thể H1 có chức năng co thắt khí quản, giãn mạch và co thắt cơ trơn đường tiêu hóa), ngoài ra, Promethazine còn có khả năng kháng cholinergic (giúp chống say tàu xe) và ngăn ngừa nôn mửa.
2.2 Chỉ định
Thuốc Pipolphen 50mg được các chuyên gia y tế chỉ định dùng trong:
- Điều trị cho bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng dị ứng.
- Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản dạng hen.
- Điều trị cho bệnh nhân hay bị say tàu xe.
- Ngoài ra thuốc còn giúp an thần và phòng ngừa nôn mửa do phẫu thuật gây ra.
3 Cách dùng - Liều dùng của Pipolphen
3.1 Liều dùng của Pipolphen
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà có những liều dùng khác nhau.
Liều dùng điều trị thông thường: mỗi ngày tiêm 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 12,5 mg
Liều dùng giúp an thần trước và trong phẫu thuật: nên dùng một liều 50mg trước khi phẫu thuật khoảng 2,5 giờ, nếu sau 1 giờ không cải thiện được tình trạng thì có thể dùng lặp lại thêm 1 liều.
Liều dùng ngăn ngừa nôn hậu phẫu thuật: cứ sau khoảng 4 – 6 giờ thì dùng 1 liều từ 12,5 – 25mg.
Liều dùng cho người say tàu xe: dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 25mg, dùng 1 liều trước khi đi xe khoảng 1 giờ, nếu ngồi trên xe lâu có thể dùng thêm 1 liều (sau khoảng 8 – 12 giờ), chú ý không dùng quá 150mg/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Pipolphen hiệu quả
Thuốc Pipolphen 50mg được bào chế dạng dung dịch tiêm nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường tiêm, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Nếu trường hợp bệnh nhân tự tiêm ở nhà thì cần làm theo đúng quy trình và sự chỉ dẫn của nhân viên y tế khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
Bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
Bệnh nhân là trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh thiếu tháng.
Bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê.
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Pipolphen 50mg cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
Tác dụng phụ thường gặp: ngủ gà, mắt nhìn mờ, rối loạn huyết áp, phát ban
Tác dụng phụ ít gặp: mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, chân tay run, động kinh, rối loạn nhịp tim, ngất, tác mạch (tại vị trí viêm), khô miệng, họng
Tác dụng phụ hiếm gặp: thay đổi chỉ số huyết học, rối loạn phương hướng, lú lẫn, dị ứng với ánh sáng, xuất hiện các dị ứng trên da.
Bệnh nhân nên đến ngay trung tâm y tế để tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ nếu xuất hiện những tác dụng phụ trên hoặc những biểu hiện lạ được nghi ngờ là do sử dụng thuốc gây ra.
6 Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Pipolphen 50mg với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác đặc biệt là thuốc điều trị trầm cảm (thường là IMAO), thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần.
Thông báo cho bác sỹ, dược sỹ biết các thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để được tư vấn tránh các tương tác bất lợi có thể xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý khi sử dụng thuốc Pipolphen
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Đối với người vận hành máy móc, tài xế lái xe: cần thận trọng vì thuốc có thể ảnh hưởng tới bệnh thần kinh.
Cần kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng.
7.2 Bảo quản
Bảo quản thuốc Pipolphen 50mg trong bao bì kín, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Không để thuốc nơi có nhiệt độ và độ ẩm quá cao.
Bảo quản thuốc xa tầm tay trẻ em và các vật nuôi trong gia đình.
Số đăng kí: VN – 8606 – 04
Nhà sản xuất: Egis Pharma
Nơi sản xuất: Hungary